Các yếu tố thúc đẩy hiệu quả tiếp thị Hiệu quả tiếp thị

  1. Chiến lược tiếp thị: Để đạt kết quả tốt thì cách làm phải đúng, cho nên để tiếp thị hiệu quả cần một chiến lược phù hợp, rõ ràng. Nó sẽ trả lời câu hỏi: ‘‘Tại sao khách hàng nên mua sản phẩm của thương hiệu mình mà không phải đối thủ cạnh tranh’’. Một chiến lược tiếp thị để thu hút khách hàng phải xác định được: thị trường mục tiêu, sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ được định vị như thế nào để thu hút thị trường mục tiêu đó; thương hiệu của sản phẩm sẽ được quảng bá như thế nào (trang 21) [2].
  2. Thực hiện tiếp thị: Dựa trên chiến lược marketing mà các nhà tiếp thị sẽ thực thi chiến lược với quy trình khác nhau qua nhiều hoạt động như: quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng, marketing trực tiếp, định giá, phân phối, vận chuyển, phát triển sản phẩm,...Tuy nhiên đều xoay quanh bốn yếu tố cốt lõi trong tiếp thị hỗn hợp là giá, sản phẩm, phân phối, xúc tiến; và các nhà tiếp thị cần phải đảm bảo thông điệp truyền tải đến khách hàng qua các hoạt động phải thống nhất[3].
  3. Đánh giá hiệu suất tiếp thị: Trong tiếp thị sẽ có những chỉ số để đánh giá là chiến dịch đó hiệu suất như thế nào như: ROMI, CPA, doanh số, tỷ lệ nhận thức thương hiệu, lượt chia sẻ, tương tác trên các kênh truyền thông, ROMI...Các nhà tiếp thị giỏi ​​sẽ hiểu các phân tích tiếp thị và sử dụng hiệu suất tiếp thị làm cơ sở để phân bổ ngân sách hiệu quả cũng như biến thành bài học cho tương lai.
  4. Tiếp thị sáng tạo: Ngay cả khi không có thay đổi trong chiến lược, những người sáng tạo có thể cải thiện kết quả tốt hơn. Quảng cáo là một phần không thể thiếu trong bất kỳ chiến dịch tiếp thị nào, vì nó thiết lập bản sắc công ty và đóng một vai trò quan trọng trong liên tưởng và nhận biết thương hiệu. Chúng có thể bao gồm cách truyền tải, nội dung truyền thông hoặc thậm chí bao bì sản phẩm. Ngoài việc truyền đạt thông điệp thương hiệu, sự nhất quán trong thiết kế trên nhiều phương tiện khác nhau giúp củng cố vị trí thương hiệu trong tâm trí của khán giả. Sử dụng kiểu chữ, hình ảnh và màu sắc, sáng tạo tiếp thị gợi lên cảm xúc liên quan đến một thương hiệu[1].
  5. Cơ sở hạ tầng tiếp thị (còn được gọi là Quản lý tiếp thị): Cải thiện hoạt động kinh doanh tiếp thị có thể dẫn đến lợi nhuận đáng kể cho công ty. Quản lý các cơ quan, lập ngân sách, động lực và phối hợp các hoạt động tiếp thị có thể dẫn đến cải thiện khả năng cạnh tranh và cải thiện kết quả. Trách nhiệm tổng thể đối với lãnh đạo thương hiệu và kết quả kinh doanh thường được phản ánh trong một tổ chức dưới một chức danh trong bộ phận (Quản lý thương hiệu)[1].
  6. Tiềm lực công ty: Mỗi công ty sẽ có quy mô, ngân sách và khả năng khác nhau để phục vụ những phân khúc khách hàng mục tiêu khác nhau. Dựa trên các phân khúc này, công ty sẽ đưa ra mục tiêu kinh doanh và chiến lược cho doanh nghiệp mình. Nếu nguồn lực càng mạnh thì họ càng thuận lợi để thực hiện nhiều hoạt động và chiến dịch hơn để đạt mục tiêu kinh doanh của mình.
  7. Môi trường bên ngoài: Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới tâm lý, hành vi con người như lãi suất, quy định của chính phủ, dịch bệnh,... nằm ngoài tầm kiểm soát tức thời của các nhà tiếp thị và có thể ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp thị[1]. Nên các nhà tiếp thị phải hiểu được sự tác động của các yếu tố này đối với người tiêu dùng để thiết kế các chiến lược tận dụng hoặc giảm thiểu rủi ro của các yếu tố này. Ví dụ như vào dịp Tết nguyên đán 2020, chính phủ Việt Nam đã quy định, khi tham gia giao thông nếu vượt quá nồng độ cồn cho phép thì người lái xe sẽ bị phạt, dẫn đến số lượng bia rượu tiêu thụ giảm đáng kể cho cả ngành bia. Nên Heineken đã cho ra sản phẩm “ Bia 0 độ ” để thích nghi trước chính sách này của chính phủ.